Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

PHÂN BIỆT NGỌC TRAI CHỈ ĐƠN GIẢN NHƯ SAO

7 yếu tố để nhận biết ngọc trai thật



  Ngày nay ngoài việc phân biệt ngọc trai giả, ngọc trai kém chất lượng, trên thị trường người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn để phân biệt giữa ngọc trai biển và ngọc trai nước ngọt.
Tuy nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau, ngọc trai biển có giá trị ước tính cao hơn gấp 10 lần ngọc trai nước ngọt, việc phân biệt hai loại ngọc trai này là cần thiết để người tiêu dùng không bị mất tiền oan trong bối cảnh thị trường đang lẫn lộn giữa hai loại ngọc trai này.
Có 7 yếu tố để nhận biết ngọc trai biển và ngọc trai nước ngọt 

Yếu tố 1: Màu sắc (xem bài kỳ trước) 
Hình ảnh có liên quan
Yếu tố 2: Độ cứng
Kết quả hình ảnh cho Chế tạo ngọc trai
Độ cứng ngọc trai được đo theo thước đo độ cứng Mohs dành cho kim cương và đá quý. Nếu ngọc trai biển được xác định ở mức 3.8 – 4.5 Moha thì ngọc trai nước ngọt chỉ đạt mức 1.8 Moha, tức là chỉ tương đương với thạch anh (theo Thang độ cứng Mohs – Hội Khoáng vật Hoa Kỳ).
Trong khi ngọc trai biển có nhân cấy định hình làm từ một loại vỏ sò của vùng sông Mississippi (Mỹ), nhân cấy của ngọc trai nước ngọt là một loại mô nhỏ và mềm, điều này khiến cho hình dáng tự nhiên của ngọc trai nước ngọt không tròn đều và thường được xử lý để có được hình dạng như mong muốn, do được xử lý kể cả về hình dáng lẫn màu sắc nên thường phần xà cừ của ngọc trai nước ngọt không bền, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, làm hao mòn, bong tróc, tách lớp.
Độ cứng thấp khiến ngọc trai nước ngọt có độ bền kém hơn nhiều so với ngọc trai biển. 
Yếu tố 3: Độ dày xà cừ
Kết quả hình ảnh cho Độ cứng ngọc trai
Độ dày xà cừ là một trong những yếu tố quyết định nên giá thành của một viên ngọc trai biển, thông thường, mỗi con trai biển chỉ có thể tạo ra một viên ngọc trai duy nhất trong thời gian nuôi từ 24 - 36 tháng sau cấy để có được độ dày xà cừ đạt tiêu chuẩn.
Trong ba loại ngọc trai biển, ngọc Akoya có độ dày xà cừ nhỏ nhất (0.35 – 0.7mm), ngọc Taihiti có lớp xà cừ dày trung bình từ 1 – 3mm và ngọc trai South Sea có lớp xà cừ dày nhất (1.5 – 6mm).
Tuy nhiên, độ dày xà cừ lại không phải là yếu tố để xác định giá trị khi nói đến ngọc trai nước ngọt. Do đặc thù sinh trưởng của giống trai nước ngọt khó có thể cấy hạt nhân như trai biển, vì thế một lượng phôi tế bào không định hình được lấy từ phần thượng bì bên ngoài lớp áo của trai nhân, cắt thành từng miếng tế bào nhỏ hình vuông 3mm, đưa vào lỗ cấy trong màn áo ngoài giữa các mô liên kết của trai ngọc.
Do vậy, ngọc trai nước ngọt có cấu tạo gần như hoàn toàn là xà cừ, nhưng do thời gian nuôi cấy quá ngắn, cộng với môi trường sông hồ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và số lượng mô cấy trong 1 con trai quá nhiều, dẫn đến chất lượng xà cừ không tốt.
Yếu tố 4: Độ bóng sáng
Sống lâu năm trong môi trường đại dương với vô số chủng loại vi sinh vật đa dạng cùng hàng trăm khoáng chất, ngọc trai biển hấp thụ nhiều dưỡng chất và tinh túy từ lòng biển cả, ngọc trai biển có độ bóng sáng rực rỡ, phản chiếu ánh sáng từ sâu bên trong viên ngọc. Đặc biệt, khi ở trong những môi trường ánh sáng khác nhau, ngọc trai biển sẽ có ánh màu khác nhau, do tác động của hiện tượng quang phổ lên lớp xà cừ bên ngoài viên ngọc.
Ngọc trai biển có độ bóng sáng một cách khác biệt như vậy, là do trên bề mặt có các tế bào xà cừ được cấu tạo theo dạng xếp lớp hình cầu, nên có khả năng tạo khúc xạ ánh sáng và thể hiện các ánh màu khác nhau dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Lớp xà cừ càng dày thì độ bóng sáng của viên ngọc càng cao.
Ngọc trai nước ngọt nguyên thuỷ có hình dạng không tròn, để có được viên ngọc tròn, các nhà sản xuất đã xử lý bằng cách cho các viên ngọc vào máy quay ly tâm để mài tròn, vô tình làm phá vỡ cấu trúc của các tế bào xà cừ bên ngoài viên ngọc. Vì thế, ngọc trai nước ngọt không còn độ bóng sáng và không có khả năng thay đổi ánh màu khi có quang phổ mặt trời.
Độ cứng thấp và tế bào xà cừ kém chất lượng cũng là lý do làm cho cấu tạo bề mặt ngọc trai nước ngọt không được bóng sáng như ngọc trai biển, làm giảm tuổi thọ và giá trị của ngọc trai nước ngọt rất nhiều so với ngọc trai biển.
Yếu tố 5: Hình dạng ngọc
Kết quả hình ảnh cho Hình dáng ngọc trai
Khác với ngọc trai biển, mỗi con trai nước ngọt kích thước lớn có thể được cấy trung bình 20 phôi tế bào để tạo ra 20 viên ngọc trong thời gian 6 đến 12 tháng. Trường hợp khác có thể cấy tối đa đến 80 phôi tế bào để gia tăng sản lượng cho ngọc
🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥

Bạn có biết về "NGỌC TRAI"

"NGỌC TRAI" Giá rẽ tự nhiên 100% "Ở Đây" nè !!!!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét